Kinh Nghiệm Ký Kết Hợp Đồng Xây Dựng

Trong bài viết dưới đây, Thietkethicongdn.com xin chia sẻ đến các bạn về khái niệm hợp đồng xây dựng? Kinh nghiệm ký hợp đồng xây dựng nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn tầm quan trọng của công việc ký kết hợp đồng xây dựng đối với quá trình thi  công công trình nhà ở.

Khái niệm hợp đồng xây dựng

Hợp đồng xây dựng là một loại hợp đồng dân sự, do vậy cũng là sự thỏa thuận giữa các bên về xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên, nhưng là trong hoạt động đầu tư xây dựng. Theo quy  định tại Khoản 1 Điều 138 Luật Xây Dựng năm 2014.

Định nghĩa trên cũng được ghi nhận lại trong Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.

Hợp đồng xây dựng mang những đặc điểm chung của hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, hợp đồng xây dựng vẫn có một số nét đặc thù sau:

Về chủ thể: Bao gồm bên giao thầu và bên nhận thầu:

  • Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính (Khoản 2 Điều 2 Nghị định sô 37/2015/NĐ-CP)
  • Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu (Khoản 3 Điều 2Nghị định số 37/2015/NĐ-CP).

Về hình thức: Hợp đồng xây dựng được lập thành văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.

Những kinh nghiệm khi ký kết hợp đồng xây dựng:

  1. Sau khi 2 bên chủ đầu tư và bên nhà thầu đồng ý về giá cả và cách thức thi công, 2 bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng xây dựng để bắt đầu triển khai công tác thi công. Giá trị của hợp đồng có thể tăng giảm tùy vào diện tích phát sinh hay khối lượng thi công phát sinh, đơn giá không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.
  2. Yêu cầu bên thi công ghi rõ tiến độ thi công toàn bộ công trình, tiến độ thi công của từng giai đoạn và cam kết của bên thi công chịu các hình thưc phạt khi vi phạm tiến độ thi công theo hợp đồng.
  3. Chủ đầu tư cần xem xét về trị giá khi thi công, chủ đầu tư sẽ phải ứng trước 20% tổng giá trị hợp đồng khi ký kết để đảm bảo cho công tác chuẩn bị vật tư thi công và công tác thiết kế (nếu chưa có bản vẽ thiết kế). Giá trị hợp đồng không thay đổi đến khi quá trình thi công hoàn thiện.
  4. Chủ đầu tư cần xem xét kĩ về các phương tiện máy móc thiết bị, các hệ thống cốp pha giàn giáo đề đạt trong bản hợp đồng xây dựng.
  5. Chú ý làm rõ với bên thi công về công tác nhân sự trong suốt quá trình thi công như: cán bộ kĩ thuật, công nhân…
  6. Hợp đồng thi công là mẫu quy định chung, hai bên không được sửa đổi nội dung có trong bản hợp đồng. Cần đọc thật kĩ nội dung của bản hợp đồng trước khi đi đến quyết định ký kết.
  7. Bên chủ đầu tư cần làm rõ các chi phí phụ trong khi thi công như: chi phí điện nước trong quá trình thi công, chi phí thuê mặt bằng vỉa hè, xin cấp xây dựng, các loại chi phí phát sinh cho công nhân thi công trong quá trình thi công.
  8. Bản vẽ thiết kế và bản vẽ xin phép phải được bên chủ đầu tư và bên đơn vị thi công xem xét duyệt trước khi đi đến ký kết hợp đồng, có giá trị ràng buộc từ đầu hợp đồng thi công.
  9. Nhà thầu chịu trách nhiệm mua bảo hiểm lao động, chủ đầu tư chịu trách nhiệm mua bảo hiểm công trình (nếu có).
  10. Cần quan tâm đến thương thảo làm rõ việc chia sẻ những thiệt hại về kinh tế, những rủi ro trong quá trình thi công thực hiện hợp đồng.
  11. Cam kết ràng buộc giữ hai bên chủ đầu tư và đơn vị nhà thầu thi công.

Trên đây là một số Kinh Nghiệm Ký Kết Hợp Đồng Xây Dựng. Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện các công việc liên quan đến Hợp đồng xây dựng, các bên cũng nên lưu ý thêm các điều khoản khác như: Quyền ra vào công trình, ký xác nhận nhật ký công trình, an toàn lao động, bảo mật thông tin, chất lượng nhân sự và thay đổi nhân sự…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

1900.272.743 GỌI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ